Ngược dòng lịch sử tinh dầu qua các triều đại thời cổ đại
Tìm hiểu câu chuyện về tinh dầu qua các triều đại là cách để bạn hiểu hơn về thứ hương thơm gây nghiện và đầy cuốn hút này. Cùng bước vào thế giới mùi thơm đầy thú vị cùng Oilland nhé.
Lịch sử tinh dầu kể lại rằng, trước khi tinh dầu trở nên phổ biến trên thế giới, con người phải sống chung với những thứ mùi hôi hám không cách nào gột rửa. Chỉ đến khi con người tìm ra cách giữ lại mùi thơm của hoa cỏ, ý tưởng về làm đẹp bằng mùi hương mới bắt đầu hình thành.
Khi nói về nguồn gốc tinh dầu, nhiều người có thể nghĩ rằng nguồn gốc của những mùi hương bắt đầu từ Châu Âu hoặc Pháp, bởi đây là nơi đã quá nổi tiếng với những thương hiệu nước hoa danh tiếng như Chanel, Dior, Versace, … Nhưng trên thực tế, quốc gia đầu tiên phát minh ra tinh dầu là đất nước Ai Cập cổ đại, với những vết tích và dấu hiệu của tinh dầu trong những ngôi mộ cổ. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy được bình đựng hương liệu thơm có niên đại 4000 năm TCN được chế tác khá tỉ mỉ và nghệ thuật.
Ngay từ thời cổ đại, mùi hương xuất hiện dưới hai loại. Ban đầu là sự xuất hiện của các loại thuốc mỡ và các tinh dầu có khả năng giữ hương lâu dài. Họ bôi lên cơ thể, đặt trong túi vải cùng với quần áo hay sử dụng trực tiếp lên tóc. Sau đó là sự xuất hiện của các loại chất đốt để lan toả mùi hương trong phòng hoặc các nghi lễ tôn giáo. Từ “Perfume” xuất pháp từ tiếng La – tinh “fumus”, có nghĩa là “khói”, chính là nguồn gốc từ loại chất đốt toả hương này. Và dần dần, theo thời gian, tinh dầu biến đổi thành dạng hỗn hợp sệt, và cuối cùng là dạng chất lỏng như hiện nay.
- Đất nước Ai Cập cổ đại đầy kì bí
Là quốc gia đầu tiên phát minh ra tinh dầu, người Ai Cập rất chuộng dùng nó trong các hoạt động tôn giáo hay nghi lễ. Moses, một lãnh tụ tôn giáo, người công bố luật pháp, nhà tiên tri, nhà chỉ huy quân sự và sử gia nổi tiếng của Hoàng gia Ai Cập, đã từng răn rằng “sẽ trừng phạt kẻ nào dám dùng dầu thơm vào những việc trần tục”. Người dân Ai Cập cũng tôn thờ vị thần nước hoa luôn choàng một chiếc khăn phảng phất mùi hoa huệ. Và đây cũng luôn là thành phần chính trong mọi lọ tinh dầu của nền văn minh nơi đây. Ngoài việc sử dụng vào các nghi lễ tôn giáo, vua chúa hay những người có địa vị sẽ sử dụng những loại dầu thơm được tinh lọc từ loài cây quý hiếm để thể hiện địa vị của mình.
- Xứ sở Ba Tư huyền thoại
Theo thời gian, tinh dầu du nhập từ Ai Cập sang xứ sở Ba Tư huyền thoại. Tại đây, tinh dầu chỉ được sử dụng bởi tầng lớp quý tộc của Ba Tư cổ đại. Vì thế, hình ảnh các vị vua Ba Tư thường gắn liền với lọ tinh dầu, điển hình trong các tác phẩm hội hoạ với những chai nước hoa trên tay hai nhà cai trị huyền thoại: Darius và Xerxes. Avicenna – nhà hoá học và triết gia người Ba Tư – đã không ngừng thí nghiệm để tạo ra nhiều mùi hương mới bằng biện pháp chưng cất. Ông đã thành công tạo ra lọ nước hoa không dựa trên tinh dầu. Bắt đầu từ đó, người ta dần sử dụng cồn để làm nguyên liệu nền, tương tự như những chai nước hoa chúng ta đang sử dụng hiện nay.
- Hy Lạp dưới thời La Mã cổ đại
Thứ hương thơm đặc biệt này lan dần đến đất nước Hy Lạp. Không còn là biểu tượng của sức mạnh chính trị như ở Ba Tư, tinh dầu tại đây là một tác phẩm nghệ thuật đầy lôi cuốn mà ai cũng có thể chạm được chứ không riêng vua chúa hay tầng lớp quý tộc. Dưới ảnh hưởng của văn hoá Trung Đông và Hy Lạp, người dân La Mã cũng bị thứ hương thơm quyến rũ này lôi cuốn. Và mùi hương đã chiếm lĩnh một vùng đất khá rộng lớn từ vùng Địa Trung Hải đến khu vực Trung Đông.
Tại khu vực La Mã cổ đại này, tinh dầu được phát triển thêm nhiều vị hương đa dạng khác nhau, và thế giới mùi hương lại càng trở nên phong phú. Họ tin rằng những hương thơm lôi cuốn này có thể đưa con người đến gần các vị thần hơn. Nhưng, không chỉ được sử dụng trong các hoạt động tôn giáo, mà nước hoa còn được sử dụng rộng rãi trong sản phẩm làm đẹp, nhà tắm công cộng, đài phun nước trong cung điện, và thậm chí là được bôi vào lòng bàn chân.
- Lưỡng Hà và lưu vực sông Ấn
Tapputi là nhà hoá học đầu tiên trên thế giới, và cũng là thợ điều chế tinh dầu thành Babylon vùng Lưỡng Hà. Bà thường xuyên chưng cất hoa, dầu, cây mây với các dung môi khác và tiến hành trộn lọc chúng nhiều lần để tạo thành nước hoa. Các thủ thuật và những giai đoạn chưng cất nhanh chóng được lan truyền ra lưu vực sông Ấn. Phương pháp sử dụng nước hoa cũng trở thành nên tảng cho ngành công nghiệp nước hoa hiện đại.
- Đất nước Trung Hoa cổ đại
Khác với khu vực Trung Đông, Nam Á hay Địa Trung Hải, người Trung Hoa cổ không thoa trực tiếp tinh dầu lên người mà họ chọn cách đốt các loại hương liệu. Họ thường sử dụng mùi thơm để ướp món ăn và sáng chế các bài thuốc xông hơi vì họ tin rằng thảo dược mùi thơm có thể loại bỏ một số loại bệnh. Tuy nhiên, ở tầng lớp vua chúa thường sử dụng chúng như mỹ phẩm làm đẹp. Thậm chí giới quý tộc, quan lại còn tranh nhau để có được hương thơm độc, lạ, hiếm và đắt giá được nhập khẩu qua con đường tơ lụa.
- Châu Âu thời kì Phục hưng
Khi phong trào Phục hưng bùng nổ ở Italy cũng là lúc tinh dầu trở nên phổ biến tại đây và lan ra toàn Châu Âu. Cùng quan điểm với người Trung Hoa, người dân nơi đây không chỉ xem tinh dầu như mỹ phẩm làm đẹp, giúp triệt tiêu mùi hương cơ thể, mà còn là thuốc phòng nhiễm trùng. Và họ cũng bắt đầu biết khai thác nguyên liệu từ động vật như xạ hương, long diên hương, … để tạo ra những hương thơm quyền lực hơn.
Có thể nói rằng từ đây ngành công nghiệp tinh dầu đã bước sang mới trang mới. Mà không ai có thể ngờ tới sự thành công rực rỡ đến nỗi ngày nay rất nhiều người lầm tưởng rằng Châu Âu là cái nôi của nước hoa. Điển hình trong số các quốc gia nổi bật nhất phải kể đến là nước Pháp. Là nơi khởi nguồn cho những cuộc cách mạng nước hoa và cũng là nơi bùng nổ vô số các thương hiệu danh giá và nổi tiếng cho đến tận ngày nay. Ngoài ra còn có thể kể đến một số quốc gia khác như Anh, Italy, … Và Hungary cũng là nơi đầu tiên tạo ra chai nước hoa “tân tiến” áp dụng công nghệ hoá lỏng và sử dụng cồn làm nền theo yêu cầu của hoàng hậu vào thế kỉ 14.
- Vùng Trung Đông huyền bí
Bắt đầu từ thế kỉ thứ 6, sự hình thành các tục lệ của Đạo Hồi đã kéo theo sự thịnh hành của nước thơm sử dụng trong các nghi lễ. Những người theo Đạo Hồi thậm chí còn khuyến khích các nhà nghiên cứu, những người theo đuổi ngành công nghiệp tinh dầu để tìm ra công nghệ chưng cất hiệu quả hơn. Sau nhiều nỗ lực, nền văn hoá Hồi giáo đã giúp Tây Âu khai thác 2 khía cạnh mới của mùi hương: sử dụng phương pháp chưng cất hơi nước và tìm ra nguồn nguyên liệu đa dạng hơn, góp phần vào sự thành công thịnh vượng tại khu vực Tây Âu.
- Nước Mỹ thời cận đại
Những nhà thám hiểm từ Pháp đã mang đến Mỹ mùi hương hoàn toàn mới lạ của Cologne mang tên Florida, bao gồm dầu đinh hương, đậu muồng và cây sả chanh. Người Mỹ cũng đi tiên phong trong phong trào nước hoa phi giới tính (unisex) hiện đang lan rộng ra toàn cầu. Trong số đó, có thể kể đến một số loại nước hoa nổi bật hiện nay như CK One, Tom Ford Neroli Portofino, …
9.Sự phát triển của liệu pháp hương thơm ở thế kỷ 20
Kể từ lần đầu tiên du nhập vào Anh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ngành công nghiệp hương liệu đã dần đi từ sức mạnh này sang sức mạnh khác, trở nên có cấu trúc hơn rất nhiều so với sự khởi đầu khiêm tốn đầu tiên của nó, và mở rộng từ nguồn gốc của nó trong ngành công nghiệp trị liệu làm đẹp, sang môi trường chăm sóc sức khỏe, bệnh viện. , Bác sĩ phẫu thuật và trung tâm y tế bổ sung.
Phương pháp tiếp cận lâm sàng đối với liệu pháp hương thơm tiếp tục phát triển ở Pháp và vào năm 1969, Maurice Girault đã phát triển ‘biểu đồ hương thơm’, dựa trên nghiên cứu của Schroeder và Messing. Sắc ký đồ liên quan đến một kỹ thuật trong phòng thí nghiệm xác định khả năng kháng khuẩn của các loại tinh dầu cụ thể liên quan đến các mầm bệnh vi sinh vật cụ thể. Kết quả của sự phát triển này, nhiều nghiên cứu sâu hơn đã được thực hiện về khả năng kháng khuẩn của tinh dầu.
Trong khi đó, ở Pháp, Daniel Penoel (một sinh viên y khoa và bệnh tự nhiên) bắt đầu quan tâm đến công việc của Jean Valnet. Ông hợp tác với một nhà hóa học (Pierre Franchomme) để phát triển thứ mà sau này được gọi là ‘liệu pháp hương thơm khoa học’. Trọng tâm là điều trị nhiễm trùng bằng tinh dầu và phương pháp này ngày nay được gọi là ‘hương liệu học’ hoặc ‘thuốc thơm’.